Điểm đến | Bản đồ | Sự kiện | Online 1263 | Đăng nhập
Ngày 25/05/2010      
Triển lãm “Tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2010”
Từ ngày 4 - 9/8/2010, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội và Cty cổ phần ABIX tổ chức triển lãm “Tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2010” với chủ đề "Nghìn năm tinh hoa". Đây là các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà còn chú trọng tới công tác quảng bá văn hóa truyền thống của các làng nghề Hà Nội.

Hà Nội hiện có khoảng 1.270 làng nghề truyền thống với số lượng lao động trong ngành thủ công mỹ nghệ trung bình chiếm 65% dân số trong mỗi làng nghề. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của “đất trăm nghề” kết tinh được sự khéo léo, tài hoa, tính tỉ mỉ và cả tâm hồn của người thợ thủ công trong từng đường nét, chi tiết. Tất cả những tinh hoa này đều được gìn giữ, lưu truyền và phát triển từ đời này sang đời khác. Các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống tại Hà Nội hiện nay đang xây dựng thương hiệu riêng cho mình, đưa giá trị văn hóa, kinh tế, xã hội của mỗi làng nghề lên một tầm cao mới.

Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội trước đây chủ yếu là cộng đồng các quốc gia độc lập Đông Âu – Kết quả từ hiệp định ưu đãi giữa Việt Nam và các nước này. Từ năm 2000 đến nay, ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội được hưởng lợi từ chính sách mở cửa và hội nhập của Nhà nước, thị trường xuất khẩu dần mở rộng ra Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Nga, khối ASEAN và sẽ tiếp tục mở rộng thêm ở Nam Phi, Canada và Bắc Mỹ... Tổng giá trị sản phẩm của ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội trung bình hàng năm là 2.000 tỷ đồng, giải quyết được hơn 80% việc làm cho lao động tại các làng nghề. Ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội đang hướng tới mục tiêu đạt 15% tổng giá trị sản phẩm công nghiệp nhẹ Hà Nội vào năm 2015.

Năm 2010, Hà Nội kỷ niệm 1.000 năm tuổi - 1.000 năm bề dày lịch sử và văn hóa của Thủ đô. Trong đó, làng nghề và sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một trong những giá trị văn hóa đặc trưng. Nếu như mọi người đã biết tới một Hà Nội xưa với gốm sứ Bát Tràng, đồ gỗ mỹ nghệ Vân Hà, đúc đồng Ngũ Xã, dát quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ... thì sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, mọi người còn biết đến vùng đất này với các làng nghề thủ công mỹ nghệ mang đậm dấu ấn truyền thống như làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, khảm trai Chuôn Ngọ, mây tre đan Phú Vinh, sơn mài Duyên Thái...
 

7 chương trình năm trong khuôn khổ tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ

1. Triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ: Trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc, tinh xảo nhất của các nghệ nhân, thợ giỏi nổi tiếng, các công ty sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội.

2. Hội thảo “Làng nghề Hà Nội, tiềm năng phát triển và du lịch”: Hội thảo bàn về các giá trị truyền thống, các cơ sở phát triển làng nghề và các vấn đề trong việc phát triển du lịch làng nghề Hà Nội.

3. Cuộc thi sáng tác mẫu quà tặng cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội: Cuộc thi sẽ lựa chọn các mẫu quà tặng tiềm năng phục vụ trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội

4. Tour làng nghề: mang tới cho du khách trải nghiệm và cảm nhận chân thực về các giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề Hà Nội 

5. Kết nối đối tác: tạo cơ hội cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn Hà Nội gặp gỡ, trao đổi, giới thiệu về sản phẩm và khả năng của mình với các nhà nhập khẩu nước ngoài.

6. Show trình diễn sản phẩm: Đêm trình diễn các sản phẩm thời trang và trang sức thủ công mỹ nghệ với chủ đề “Chất liệu truyền thống – thiết kế hiện đại” cho người tham dự thấy được vẻ đẹp và giá trị của các sản phẩm dưới góc nhìn của tính ứng dụng và hiện đại.

7. Trình diễn tay nghề của các nghệ nhân: đem lại cho người tham quan cảm nhận thực tế về các công đoạn chế tác hàng thủ công mỹ nghệ.

Tuần lễ thu hút sự chú ý và tham gia của rất nhiều các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tiêu biểu và nghệ nhân, thợ giỏi từ các làng nghề nổi tiếng của Thủ đô. Khách tham quan chính của Tuần lễ là các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ thủ công mỹ nghệ nước ngoài, các công ty cung cấp thiết bị, dịch vụ phục vụ ngành thủ công mỹ nghệ, các tổ chức lữ hành trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội phát triển du lịch làng nghề...

Diễm Hương



Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Hà Nội (Việt Xô)
 Địa chỉ: 91 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
 - Điện thoại:(04) 9410590
 - Email: cungvanhoavietxo@gmail.com
 - Website: www.cungvanhoavietxo.com
Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức

- Địa chỉ: 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa
Sân Vận Động Quốc Gia Mỹ Đình

- Địa chỉ: Lê Đức Thọ (xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm
CÔNG VIÊN HỒ TÂY

- Địa chỉ: 614 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
Công ty Cổ phần Golf Việt Nam

- Địa chỉ: Số 71 Đỗ Quang, Cầu Giấy, Hà Nội
Bảo tàng Hà Nội

- Địa chỉ: Phạm Hùng, Mễ Trì, Từ Liêm
Nhà Khách Bộ Quốc Phòng

- Địa chỉ: 33 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Khách sạn Lake side

- Địa chỉ: 23 Ngoc Khanh road, Ba Dinh district, Hanoi
Nhà khách La Thành

- Địa chỉ: Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội,
Khách sạn EDEN

- Địa chỉ: 78 Thợ Nhuộm – Hoàn Kiếm
Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn

- Địa chỉ: 50 Nguyễn Chí Thanh,
Khu Ẩm thực Sinh Thái Vĩnh Hưng

- Địa chỉ: Số 315A Vĩnh Hưng - Hoàng Mai - Hà Nội

Nhà hàng Nhật Bản HAZUKI

- Địa chỉ: 21 Phố chùa láng ,Đống Đa
Trường CĐ Y Tế Hà Nội

- Địa chỉ: Số 35 P. Đoàn Thị Điểm - Q. Đống Đa
Bệnh viện Nhi Trung Ương

- Địa chỉ: 18/879 La Thành- Đống Đa
Công ty cổ phần thương mại đầu tư Trường Phát

- Địa chỉ: A403, tòa nhà Mai Trang số 16 đường Phạm Hùng
Nhà Hàng Nhà Đỏ RedHouse

- Địa chỉ: 6A Hàm Long, Q. Hoàn Kiếm,
Cty CP Chứng khoán FPTS

- Địa chỉ: 71 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội,
Đài Truyền hình Việt Nam

- Địa chỉ: 43 Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Đống Đa,
Nhà hàng Hàn Quốc Koreana

- Địa chỉ: 106 Linh Lang - Cống Vị - Ba Đình
Trường CĐ Nghề Văn Lang Hà Nội

- Địa chỉ: Toà nhà C1 - Chung cư khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Kim Chung - Đông Anh -
Tập đoàn Bảo Việt

- Địa chỉ: Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm
Giới thiệu Gõlàđi | Liên hệ | Gõlàđi Trên Facebook
www.Goladi.com & www.Goladi.vn - Copyright (c) 2025 Quản lý bởi PMV Software - Công Viên Phần Mềm Quang Trung, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam