Điểm đến | Bản đồ | Sự kiện | Online 1335 | Đăng nhập

 

Ngày 7/11/1968, tại một địa điểm gần biên giới Việt Nam - Campuchia, trên bờ sông Vàm Cỏ Đông, Bác Sĩ Phạm Ngọc Thạch lúc bấy giờ là Bộ Trưởng Bộ Y Tế nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, được Đảng và chính phủ cử vào nghiên cứu và chỉ đạo công tác y tế ở chiến trường miền Nam, đã ngã xuống trong vòng tay thân yêu của những người đồng chí - bạn chiến đấu của mình và yên giấc nghìn thu trên mảnh đất quê hương mà ông từng yêu tha thiết.

Bác Sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7 tháng 5 năm 1909 tại Quy Nhơn trong một gia đình trí thức, yêu nước. Thời niên thiếu, Ông theo gia đình, học tiểu học ở Phan Thiết, Thanh Hoá sau ra Hà Nội học trung học ở trường Albert Sarraut. Ông là một học sinh rất thông minh, chăm học, luôn luôn đứng đầu lớp, đỗ đầu các khoa thi. Ngoài giờ học ra, niềm đam mê của ông là bóng đá.

Sau khi đỗ tú tài, năm 1928, Ông vào học trường đại học Y khoa Hà Nội, Hết năm thứ tư, ông sang Pháp học tiếp và tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa năm 1934. Do học giỏi, Bác Sĩ Phạm Ngọc Thạch được cử làm trợ lý tại trường Đại học Y Khoa Paris, chuyên ngành lao và các bệnh phổi, đồng thời là trợ lý ở bệnh viện Laennec trong 2 năm - vừa làm việc vừa trau dồi thêm kiến thức. Cuối năm 1936, Ông trở về nước - năm 1937, Ông kết hôn với bà Marie Louise, một nữ y tá Pháp cùng làm việc với ông.

Về đến Sài Gòn, Ông mở phòng mạch tư chuyên trị bệnh lao phổi tại ngôi nhà số 202 phố Nguyễn Thị Minh Khai (trước kia là đường Chasseloup - Laubat). Lúc bấy giờ chỉ có phòng khám của Ông được trang bị máy chụp X-quang nên bệnh nhân đến khá đông. Qua thực tế, Ông có nhận xét, bệnh nhân lao đa số là người nghèo nên Ông hết lòng thương yêu, quý trọng họ, ngoài việc khám chữa bệnh cấp thuốc không lấy tiền, Ông còn giúp đỡ người bệnh trong việc đi lại, ăn ở - đối với bệnh nhân nặng, Ông không quản ngày đêm tự lái xe đến tận nơi ở của người bệnh để chữa trị cho họ tới khi qua cơn hiểm nghèo. Vì thế chẳng bao lâu, tiếng tăm của Ông được lan truyền khắp Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ. Có người đã nói rằng Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là người "hành nghề y đạo chứ không phải y nghiệp. Cái đức của Ông lớn lắm, tài cũng lớn, Ông không phải là thầy thuốc bình thường, nhất định sẽ làm nên nghiệp lớn". Người dân còn gọi Ông là "người thầy thuốc của dân, người thầy thuốc có tấm lòng nhân ái của Bồ Tát".

Qua tiếp xúc với tầng lớp nghèo trong xã hội, với nhân dân lao động Sài Gòn - Chợ Lớn, cộng với phong trào đòi dân chủ ở Miền Nam những năm 1936 - 1939, thời kỳ Mặt trận bình dân, trong tâm trí Ông đã bừng lên ngọn lửa yêu nước, yêu dân. Ông nhận thấy rằng chỉ có sự tận tâm của người thầy thuốc không đủ để làm cho bệnh nhân của Ông thoát khỏi cảnh nghèo đói, chừng nào họ còn bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột. Chỉ có một cuộc Cách Mạng giải phóng dân tộc, người dân Việt Nam mới có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Từ bỏ giàu sang, phú quý, Ông tìm cách tham gia phong trào Cách Mạng do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Nhà ở, phòng mạch tư của Ông trở thành nơi nuôi dưỡng, che giấu các chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước khác, trong đó có đồng chí Hà Huy Giáp. Ông vừa chăm sóc sức khoẻ cho các Đồng chí vừa tìm hiểu thêm về chủ trương đường lối đấu tranh Cách Mạng của Đảng. Dần dần Ông được giác ngộ và tự nguyện tham gia vào các phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Sau thất bại của Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đảng quyết định rút vào bí mật. Ông được phân công hoạt động trong phong trào bất hợp pháp và bán hợp pháp của thợ thuyền đấu tranh ở Sài Gòn và sau đó ông đã góp phần trong việc thành lập công hội bí mật ở Sài Gòn và được giao nhiệm vụ uỷ viên tổng công hội bí mật Sài Gòn - Chợ Lớn.

Tháng 3-1945, Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản, và được xứ uỷ Nam Kỳ giao cho trọng trách tập hợp thanh niên vào một tổ chức để làm chỗ dựa cho cuộc đấu tranh cách mạng. Tổ chức mang tên là "Thanh niên tiền phong Nam bộ" do một Đảng đoàn phụ trách gồm ba đồng chí mà Bác Sĩ Phạm Ngọc Thạch là Bí thư.

Hoạt động của Thanh niên Tiền phong Nam bộ rất phong phú và đa dạng nên đã thu hút hàng trăm nghìn thanh niên gia nhập phong trào. Trong buổi lễ tuyên thệ của Thanh Niên Tiền Phong được tổ chức tại vườn Ông Thượng (Tao Đàn hiện nay), Ông đã đọc một bài diễn văn hào hùng và đanh thép kêu gọi mọi tầng lớp thanh niên tham gia cuộc đấu tranh chống thực dân, quân phiệt, giải phóng dân tộc, kiến thiết nước nhà.

Ngày 24-8-1945, Xứ uỷ Nam kỳ ra công khai. Lá cờ búa liềm quang vinh, đẫm máu của biết bao liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc bạo động năm 1930 và Nam kỳ khởi nghĩa năm 1940, giờ đây đang bay phấp phới giữa bầu trời Sài Gòn. Mọi người hết sức bất ngờ khi nhìn thấy một lá cờ búa liềm được treo ngay trên nóc nhà phòng mạch tư của Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch. Họ kéo nhau đến ngắm nhìn lá cờ với niềm kiêu hãnh vô biên.

Sáng ngày 25-8-1945, thành phố Sài Gòn ngập trong cờ đỏ sao vàng, cờ búa liềm: Sài Gòn đã thuộc về nhân dân trong đó có phần đóng góp của lực lượng Thanh Niên Tiền phong Nam bộ dưới sự lãnh đạo của Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch.

Cũng trong thời gian này, ngày 27-8-1945, Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam đã họp ở chiến khu Việt Bắc và quyết định tự cải tổ thành Chính Phủ lâm thời có mời thêm một số nhân sĩ tham gia. Ông được cử làm Bộ Trưởng Bộ Y tế đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đồng thời là uỷ viên Uỷ ban Nhân dân Nam bộ phụ trách công tác đối ngoại là thành viên của phái đoàn Chính phủ Việt Nam tham gia đàm phán với đại diện của Chính phủ Pháp.

Cuối năm 1946, ông ra Bắc và được cử làm Thứ trưởng phủ Chủ tịch, đặc phái viên của Chính phủ sang các nước láng giềng và một số nước châu Âu để trình bày quan điểm của Đảng và Chính phủ ta về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Năm 1948, ông được cử làm Trưởng phái đoàn Chính phủ vào Nam bộ công tác và sau đó được bầu làm Thường vụ Khu uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Sài Gòn - Chợ Lớn.

Trong bất cứ nhiệm vụ nào được giao. BS PHẠM NGỌC THẠCH cũng thể hiện sự trung thành tuyệt đối với Đảng, với dân, ý chí quyết đấu tranh và tinh thần khắc phục khó khăn.

Giữa năm 1953, ông trở ra Bắc, được phân công làm Trưởng ban y tế của Đảng phụ trách công tác Y tế an toàn Khu (ATK) và làm Giám Đốc bệnh xá 303. Ngoài công việc y tế, ông còn tham gia các hoạt động chính trị và ngoại giao khác của Chính phủ.

Năm 1954, hoà bình được lập lại trên nửa đất nước, BS PHẠM NGỌC THẠCH lại được cử làm Thứ trưởng, năm 1958 làm Bộ trưởng, Bí thư đảng đoàn Bộ y tế cho đến ngày ông hy sinh. Ông nhận trọng trách trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, chế độ cũ đã để lại nhiều hậu quả to lớn về sức khoẻ và bệnh tật trong nhân dân, số người mắc và chết vì bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội chiếm tỷ lệ khá cao, nạn hữu sinh vô dưỡng trầm trọng, tuổi thọ trung bình của người dân rất thấp.

Làm thế nào để giải quyết những vấn đề vể sức khoẻ to lớn và phức tạp này là điều trăn trỡ đối với ông. BS PHẠM NGỌC THẠCH tìm tòi, suy nghĩ, học tập kinh nghiệm của Liên Xô cũ, nghiên cứu kỹ các quan điểm của Đảng, tư tưởng của Bác Hồ về công tác bảo vệ sức khoẻ, khảo sát thực địa ở nhiều vùng, nhiều địa phương khác nhau. Từ đó ông tổng hợp đúc kết thành năm phương châm nguyên tắc chỉ đạo của ngành mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đây là kim chỉ nam cho các hoạt động của ngành, phù hợp với điều kiện thực tế của ta và chỉ ra con đường thích hợp nhất để xây dựng và phát triển ngành y tế Việt Nam. Những phương châm nguyên tắc đó đã xác định một cách dứt khoát y tế phải phục vụ cho sản xuất, cho chiến đấu và cho nhân dân lao động và nêu lên nhiệm vụ hàng đầu của ngành là công tác dự phòng. Lấy kết quả công tác điều trị để đẩy mạnh công tác vệ sinh phòng bệnh, kết hợp Đông Y với Tây Y trong tất cả các mặt hoạt động của ngành, công tác y tế phải theo đường lối quần chúng.

Từ những phương châm, nguyên tắc chỉ đạo ngành, Ông đã đề ra những biện pháp cụ thể mà trước hết là phải xây dựng cho được màng lưới y tế cơ sở ở nông thôn. Ông hết sức kiên trì trong công việc này vì vào thời gian ấy, cán bộ y tế xã chưa được hưởng sinh hoạt phí như bây giờ hoặc có thì cũng rất bấp bênh vì sinh hoạt phí được hợp tác xã đài thọ, khi được mùa thì có, khi mất mùa thì không. Cho đến nay chúng ta đã có một mạng lưới y tế rộng khắp từ trung ương, tỉnh , huyện cho đến xã, phường. Đó là công lao cực kỳ to lớn của Ông. Trong công tác vệ sinh phòng bệnh, bên cạnh các hoạt động chuyên môn công tác tuyên truyền giáo dục- Ông chủ trương phát động quần chúng tham gia các phong trào vệ sinh yêu nước, ba sạch, bốn diệt, sạch làng rụông- Ông say sưa với công tác tiêm chủng trong da vừa có tác dụng ngăn ngừa bệnh, vừa tiết kiệm vacxin. Năm 1959 ở Hà Nội xảy ra vụ đại dịch bại liệt trẻ em gây lo lắng cho nhiều gia đình, chính Ông đã quyết định dùng Vacxin Sabin của Liên Xô cũ sản xuất để tiêm phòng cho trẻ em và đồng thời cử BS Đồng Thuỷ Nguyên sang Liên Xô học tập phương pháp sản xuất để ta có thể tự sản xuất lấy và ngày nay nhờ Vacxin Sabin, chúng ta đang phấn đấu để loại trừ bệnh bại liệt ở trẻ em ra khỏi cuộc sống xã hội.

Năm 1964 Ông đã viết và cho xuất bản cuốn sách " Quán triệt phương châm phòng bệnh trong công tác bảo vệ sức khoẻ" nêu lên những cơ sở về xã hội, về phòng bệnh ở Việt Nam và bảy bài học kinh nghiệm. Cuốn sách đã làm phong phú thêm lý luận cũng như thực tiễn về y học dự phòng của nước ta.

Năm 1965 trong hội nghị tổng kết công tác 10 năm xây dựng y tế ở nông thôn, mọi người đều nhất trí đánh giá là chỉ trong vòng hơn 10 năm, tuy đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhưng dịch bệnh đã bị đẩy lùi, tỷ lệ chết giảm nhanh chóng, tuổi thọ tăng lên, mạng lưới y tế ở nông thôn phát triển rộng khắp, đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo tăng nhiều.

Công cuộc xây dựng miền bắc xã hội chủ nghĩa trong hoà bình tiến hành chưa được bao lâu thì cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước lại lan ra cả nước. Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị chuyển hướng công tác y tế từ thời bình sang thời chiến. Thực hiện chỉ thị trên. Ông đã cùng với lãnh đạo bộ đề ra nhiều biện pháp thực tế và rất có hiệu quả như biện pháp ngoại khoa hoá cán bộ cùng ngành. Giặc Mỹ cơ động bằng máy bay,chúng ta cơ động bằng tổ chức. Địch đánh phá ở nơi nào thì y tế ở nơi đó có khả năng giải quyết các vấn đề về cấp cứu chiến thương. Để làm được việc này, Ông quyết định tăng cường cán bộ, dụng cụ, phương tiện cho các cơ sở y tế tỉnh, huyện, xã nhất là ở các vùng có chiến sự ác liệt.

Vừa lo công việc ở miền Bắc, Ông vừa dành rất nhiều thời gian và công sức để chi viện sức người sức của cho miền Nam. Ông thành lập VỤ I để lo chi viện cán bộ, quốc doanh y vật liệu để lo chi viện thuốc men, dụng cụ và nhất là lo đào tạo cán bộ để bổ sung cho chiến trường miền Nam. Lúc bấy giờ có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian đào tạo, nhưng Ông đã quyết định cho gọi các đồng chí y sĩ quê ở miền Nam và một số ít quê ở miền Bắc về học một khoá đào tạo đặc biệt đào tạo thành BS trong thời gian 1 năm để có cán bộ nhanh chóng tung vào chiến trường. Thực tế chứng minh rằng việc làm đó hoàn toàn chính xác.

Ông còn chủ trương động viên nhiều khoa Bác sĩ mới tốt nghiệp ra trường vào phục vụ lâu dài ở các chiến trường từ Trị - Thiên - Huế, cho đến vùng đồng bằng Nam bộ, tổ chức nhiều cán bộ giảng dạy ở trường ĐH Y Hà Nội, các Bác sĩ giỏi về phẫu thuật chiến tranh, các vị lương y có tiếng vào phục vụ ngắn hạn ở chiến trường B2. Hằng năm dược sĩ đại học được cử vào chiến trường để lo đảm bảo thuốc men cho bộ đội và nhân dân.

Năm 967 Ông viết và cuốn sách bằng tiếng Pháp nhan đề: " nhiệm vụ của y tế trong chiến tranh" nhằm giới thiệu với bạn bè trên thế giới các bài học kinh nghiệm của ngành y tế Việt Nam đối phó với cuộc chiến tranh huỷ diệt và lên án những tội ác dã man của đế quốc Mỹ đã gây cho nhân dân Việt Nam. Thời gian này ông còn kiêm thêm nhiệm vụ Chủ Tịch Uỷ Ban điều tra tội ác chiến tranh của Đế quốc Mỹ.

Năm 1968, chiến tranh ở Miền Nam ngày càng trở nên ác liệt, nhiều vấn đề về sức khoẻ, bệnh tật của nhân dân bộ đội, cán bộ mới phát sinh. Mặt khác với tình cảm da diết với quê hương, Ông thiết tha xin được vào chiến trường để được trực tiếp khảo sát tình hình, từ đó đề xuất giải pháp giúp anh chị em thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn. Được sư đồng ý của Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ, Ông sung sướng chuẩn bị cho chuyến đi vào chiến trường, chuyến đi trở về quê hương. Ông hoá trang, rèn luyện sức khoẻ và vào cuối tháng 8/1968 Ông đã có mặt ở chiến trường. Trong không khí sôi động của vùng giải phóng, Ông say sưa miệt mài với công việc không kể ngày đêm, bất chấp bom đạn. Ông coi việc được trực ở chiến trường , phục vụ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, quê hương yêu dấu của Ông, là niềm vinh dự và hạnh phúc lớn nhất đời Ông. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch

Đã để nhiều thời gian đi thăm và làm việc với các bệnh viện, bệnh xá, đội phẫu thuật, trao đổi với cán bộ lãnh đạo Ban dân y, triệu tập hội nghị y tế toàn miền, rút kinh nghiệm về tổ chức chuyên môn, tìm cách khắc phục, đề xuất phương hướng mới, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu chiến tranh ngày càng ác liệt và xây dựng kế hoạch cho thời gian hậu chiến.

Công việc còn đang dở dang, giữa lúc còn đang ấp ủ bao nhiều hoài bão lớn đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y tế nhân dân thì đau xót biết bao ngày 7/11/1968 BS Phạm Ngọc Thạch đã hy sinh. Trước đó vài giờ Ông vẫn còn dặn dò công việc ngày hôm sau cho anh em.

Ông đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 59, độ tuổi còn đang sung sức, đang còn có thể đóng góp thêm nữa cho cách mạng, cho ngành. Cuộc đời Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch không dài nhưng điều quý hơn là ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng lý luận, những bài học thiết thực mà chúng ta chưa có điều kiện để khai thác, phục vụ cho sự nghiệp của ngành.

Khi nghe tin Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch mất, Bác Hồ đã ngồi lặng đi một lúc, bạn bè, cán bộ nhân viên trong ngành, bệnh nhân đã khóc Ông như khóc ân nhân, khóc người thân trong gia đình.

35 năm đã trôi qua, kể từ ngày Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch hy sinh trên chiến trường chống Mỹ, miền Nam quê hương Ông nay đã hoàn toàn giải phóng. Tổ quốc đã thống nhất, nhân dân đang xây dựng lại đất nước làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh như Ông hằng mơ ước. Ngành y tế nước ta đang từng bước phát triển vững chắc như ý nguyện đẹp đẽ của Ông.

Tưởng nhớ bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, chúng ta tưởng nhớ một nhà trí thức yêu nước thụôc lớp trí thức cách mạng đầu tiên một lòng theo Đảng, theo cách mạng đã cống hiến tâm hồn, sức lực, tài năng, trí tuệ và cả cuộc đời mình, đã làm việc chiến đấu đến hơi thở cuối cùng cho sự nghiệp Cách Mạng, sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một vị Bộ Trưởng lỗi lạc, một nhà chiến lược lớn của ngành, người mà tên tuổi và sự nghiệp gắn liền với từng bước lớn mạnh, với những thành tựu của ngành.

Ông là một nhà bác học có tầm nhìn xa trông rộng bao quát nhiều lĩnh vực tổ chức cũng như chuyên môn, chính Ông là người đề xuất việc nghiên cứu khoa học phải đi theo con đường riêng của Việt Nam, nếu đi theo bước chân của các nước phát triển thì bao giờ cũng bị tụt hậu.

Ông là một nhà thầy thuốc của dân, có tấm lòng nhân ái, từ tâm, tận tụy hết lòng hết sức với người bệnh. Chính Ông là người có công lớn nhất trong xây dựng chuyên khoa lao và bệnh phổi, là người thầy lớn nhất của chuyên khoa này, người đã tạo ra những nhân tố quyết định sự thành công của công tác chống lao ở nước ta.

Nói làm sao cho hết những khía cạnh của cống hiến trong suốt cuộc đời Ông. Trong bài điếu văn đọc tại buổi lễ truy điệu BS Phạm Ngọc Thạch tổ chức tại Hà Nội nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng, thay mặt Đảng, Chính phủ đã đánh giá hết sức đầy đủ công lao, thành tích của Ông.

Bạn bè đồng nghiệp của Ông trên khắp thế giới cũng giành cho Ông những lời ca ngợi hết sức tốt đẹp và chứa chan tình cảm. Bác sỉ Phạm Ngọc Thạch, mà chúng ta thường gọi với các tên thân mật là Anh Tư Thạch, hay Anh Tư Đá (mật danh khi Ông ở chiến trường) ra đi mới đó mà đã 1/3 thế kỷ. Chúng tôi những thế hệ tiếp nối của Ông xin thắp nén nhang và kính cẩn nghiêng mình để tưởng nhớ đến Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch. Những bài học về cuộc đời và sự nghiệp của Ông sẽ giúp chúng tôi làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình. Chúng tôi nguyện đoàn kết một lòng , noi gương Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, nêu cao y đức ra sức xây dựng một nền y tế phát triển ngang tầm với nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã giao phó đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân hướng xã hội hoá, đa dạng, đa phương hoá các hoạt động y tế , góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chuẩn bị hành trang cho ngành bước vào thiên niên kỷ thứ 3.


Bản đồ | Lộ trình | Lượt (9498) |  

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
- Địa chỉ: 120 Hùng Vương, F12, Q5
- Điện thoại:(08) 38550207- Fax: (08)38574264
- Website: www.bvpnt.org.vn

Nhà Thi Đấu Rạch Miễu

- Địa chỉ: Số 1 Hoa Phượng, phường 2, Quận Phú Nhuận
Chiêm bái chùa Vĩnh Nghiêm,

- Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, Quận 3, Hồ Chí Minh,
Sài Gòn Wonderland

- Địa chỉ: Đặng Đại Độ, Tân Phong, Q. 7
Công Viên Lê Thị Riêng

- Địa chỉ: Cách Mạng Tháng 8-TPHCM
Công viên Văn hóa Gò Vấp

- Địa chỉ: 6 Nguyễn Văn Lượng, P.17,Gò Vấp
Boston Pizza

- Địa chỉ: 28/4 Bùi Viện, Phường Phạm Ngũ Lảo, Quận 1
Nhà hàng Đại Nam Hưng

- Địa chỉ: 319 - 321 - 323 - 325 - 327 Nơ Trang Long. P13, Q.Bình Thạnh,
Nhà hàng tiệc cưới Đại Dương

- Địa chỉ: 18 Phan Văn Trị, 7, Gò Vấp, Hồ Chí Minh,
Nhà Hàng Việt Phố

- Địa chỉ: 47 - 49 Lê Quý Đôn, P.7, Q.3
Nhà Hàng Quê Nhà

- Địa chỉ: 01, Công trường Quốc Tế, Phường 6, Quận 3,
Làng du lịch Bình Quới

- Địa chỉ: 1147 đường Bình Quới, Phường 28, Quận Bình Thạnh
Cafe Napoly

- Địa chỉ: 7 Phạm Ngọc Thạch, Q.3, Hồ Con Rùa
YESTERDAY PIANO CAFE

- Địa chỉ: 28, Hồ Biểu Chánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Bar Lush

- Địa chỉ: Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
Park Lane - Mini Golf Restaurant Bar

- Địa chỉ: 28 Thảo Điền, Quận 2
City Garden Cafe

- Địa chỉ: 9 Trương Công Định,P.14,Quận Tân Bình, TP. HCM
Heverly Cofee Shop

- Địa chỉ: 5F Trần Nhật Duật, phường Tân Định, Quận 1
Khu Du Lịch Sinh Thái Biển Tâm Ngọc

- Địa chỉ: Ấp Đông Hòa, Xã Long Hòa, Huyện Cần Giờ, Tp.Hồ Chí Minh
Khách sạn Continental Saigon

- Địa chỉ: 132 - 134 Đồng Khởi, P. Quận 1
Royal Island Golf & Villas

- Địa chỉ: Bạch Đằng, Tân Uyên, Bình Dương
KIMDO - ROYAL CITY HOTEL

- Địa chỉ: 133 Nguyen Hue Ave., Dist.1
Công viên cá Koi Nhật Bản

- Địa chỉ: Xuân Thới Sơn - Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn, Hồ Chí Minh
Khách sạn Viễn Đông

- Địa chỉ: 275A Phạm Ngũ Lão, Quận 1,
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

- Địa chỉ: 120 Hồng Bàng, phường 12, Quận 5
Giới thiệu Gõlàđi | Liên hệ | Gõlàđi Trên Facebook
www.Goladi.com & www.Goladi.vn - Copyright (c) 2024 Quản lý bởi PMV Software - Công Viên Phần Mềm Quang Trung, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam