Điểm đến | Bản đồ | Sự kiện | Online 654 | Đăng nhập

 

* Viện Y Dược Học Dân Tộc được thành lập theo Quyết định số 43/YTXHTB-TC ngày 24/12/1975 do BS.Dương Quỳnh Hoa - Bộ trưởng Bộ Y tế Xã hội và Thương binh ký.

Viện trực thuộc Bộ Y tế Xã hội và Thương binh, có 6 nhiệm vụ sau:

1.       Trên cơ sở khoa học để thừa ké và phát huy vốn quý y dược học cổ truyền của dân tộc để phục vụ sức khỏe nhân dân , góp phần xây dựng nền y học Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng.

2.       Sưu tầm và tổng hợp những kinh nghệm y dược của dân gian áp dụng trong việc phòng bệnh, chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe nhân dân.

3.       Giúp Bộ tổ chức, chỉ đạo công tác Đông y, Đông dược trong toàn ngành.

4.       Đào tạo, bổ túc cán bộ Đông y, kết hợp Đông y và Tây y, biết sưu tầm, khai thác, nuôi trồng, chế biến dược liệu và điều trị.

5.       Giúp Bộ nghiên cứu các chánh sách, chế độ, tiêu chuẩn người làm nghề Đông y, Đông dược để trình Bộ ban hành.

6.       Viện có nhiệm vụ phối hợp với Viện dược liệu điều tra, sưu tầm, hướng dẫn trồng trọt, chế biến dược liệu đưa ra thực nghiệm. Ngòai ra Viện có vường trồng cây thuốc giống.

 

* Về tổ chức bộ máy của Viện:

- Lãnh đạo Viện: Lương y Lê Minh Xuân – Viện trưởng, các Phó Viện trưởng là BS. Bùi Chí Hiếu; Ông Nguyễn Văn Quyền (kiêm Bí thư Đảng bộ Viện Y Dược Học Dân Tộc); BS.

- Các phòng nghiệp vụ giúp việc:

·         Phòng nghiên cứu khoa học và chỉ đạo nghiệp vụ.

·         Phòng Tổ chức và đào tạo cán bộ.

·         Phòng hành chánh, quản trị, kế toán tài vụ.

- Các cơ sở trực thuộc Viện, gồm:

·         Bệnh viện Đông y có từ 50 – 100 giường.

·         Cơ sở sản xuất thuốc dân tộc phục vụ bệnh viện Đông y và công tác nghiên cứu, giảng dạy học tập của Viện.

·         Vường trồng cây thuốc để phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy học tập.

 

* Tháng 12/1975, Viện mở lớp sơ cấp Y học dân tộc đầu tiên (gồm 100 học viên) tại   Trường Tuệ Tĩnh II  ở Đồi Viễn – Thủ Đức.

* Ngày 18/01/1977 theo Quyết định số 85/TC- QĐ  do Ông Hoàng Đình Cầu – Thứ  trưởng Bộ Y tế  ký về việc công nhận và xác định tên các đơn vị sự nghiệp tại B2 cũ thuộc về ngành Y tế Trung ương. Theo quyết định này Viện Y Dược Học Dân Tộc Thành phố  Hồ Chí Minh  bao gồm cả số giường bệnh hiện có của Bệnh viện Y Học Dân Tộc để nghiên cứu lâm sàng.

* Ngày 14/4/1977 Bộ Y tế ra quyết định số 439/BYT- QĐ do BS. Vũ Văn Cẩn -Bộ trưởng Bộ Y tế ký qui định vị trí chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, biên chế của Viện Y Dược Học Dân Tộc Thành phố Hồ Chí Minh:

 

Viện Y Dược Học Dân Tộc thành phố Hồ Chí Minh là một Viện nghiên cứu  trực thuộc Bộ Y tế đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ máy quản lý đặt tại số: 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận và số 170 Lý Thường Kiệt, Quận Tân Bình .

Viện có 5 chức năng, nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Khám chữa bệnh:

  • Khám chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân bằng phương pháp Y học dân tộc.
  • Tham gia phòng chống dịch, phòng, chống bệnh xã hội, bảo vệ bà mẹ trẻ em bằng các phương pháp dân tộc.
  • Dành riêng một số giường để thu dung các bệnh nhân cần thiết cho các đề tài nghiên cứu. Ngòai phương pháp Y học dân tộc, Viện cần tận dụng cả phương pháp Y học hiện đại để đánh giá kết quả chẩn đoán và chữa bệnh bằng phương pháp y học dân tộc.

2. Nghiên cứu khoa học:

  • Tổng kết và đánh giá những kinh nghiệm phòng bệnh chữa bệnh của Y học cổ  truyền đã được thừa kế có chọn lọc.
  • Dùng y học hiện đại đối chiếu với các phương pháp cổ truyền dân tộc, từng bước tiêu chuẩn hóa bằng các thông số của y học hiện đại để phổ biến rộng rãi cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh.
  • Nghiên cứu giải thích bằng Y học hiện đại những vấn đề thuộc về lý luận của Y học dân tộc.
  • Nghiên cứu cải tiến những đơn thuốc, dạng thuốc, phương pháp bào chế nhằm từng bước  thay thế hoàn toàn dược liệu nước ngoài bằng dược liệu trong nứơc; giảm bớt số vị thuốc, khối lượng thuốc mà vẫn giữ đưộc hiệu lực của thuốc; làm cho việc sử dụng thuốc ngày càng thuận tiện, dễ dùng. Dễ bảo quản , dễ vận chuyển.
  • Tham gia nghiên cứu trồng trọt di thực một số cây, con dùng làm thuốc theo sự phân công của Bộ.

3. Đào tạo cán bộ:

  • Đào tạo một số kỹ thuật viên về Y học dân tộc: châm cứu, chích lễ, xoa bóp, bấm huyệt, khí công, bào chế thuốc. Trước mắt để đáp ứng yêu cầu cấp bách tạm thời có thể đào tạo một số kỹ thuật viên sơ học; song phải có kế họach bổ túc dần để đưa lên trình độ trung học.
  • Bổ túc cho y sĩ, bác sĩ, dược sĩ những kinh nghiệm về thực hành thuốc  Nam, bào chế thuốc Đông dược và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mà Viện đã thừa kế và tổng kết.
  • Bổ túc về Y học Dân tộc và một số kiến thức về Y học hiện đại cho lương y thuộc khu vực Nhà nước và lương y hành nghề trong khu vực tập thể ở các tỉnh B2 cũ.
  • Tham gia và phối hợp với trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo và bổ túc cán bộ chuyên khoa Y dược học dân tộc đại học và trên đại học.

4. Chỉ đạo chuyên khoa:

  • Bộ ủy nhiệm cho Viện hướng dẫn, kiểm trra việc thực hiện tại các cơ sở y học dân tộc trong hệ thống y tế quốc lập và dân lập của các tỉnh thuộc B2 cũ.
  • Hướng dẫn cho các địa phương tổ chức việc sưu tầm và thừa kế các cây thuốc quí trong nhân dân, vận động các lương y giỏi cống hiến các kinh nghiệm của mình.
  • Nghiên cứu và đề xuất với Bộ ý kiến thuộc về tổ chức và chính sách về y học dân tộc của các tỉnh thuộc B2 cũ.

5. Tuyên truyền:

  • Hướng dẫn cán bộ và nhân dân cách phòng bệnh, chữa bệnh thông thường bằng phương pháp y học dân tộc đơn giản.
  • Căn cứ vào kết quả nghiên cứu giới thiệu những cơ sở lý luận khoa học về phòng bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học dân tộc.
  • Giải thích các quan niệm lệch lạc hoặc sai trái về Y học dân tộc.

* Bộ máy giúp việc của Viện là:  Phòng kế họach tổng hợp; Phòng Y vụ và Quản lý Khoa học kỹ thuật; Phòng chỉ đạo công tác Y học dân tộc và nuôi trồng dược liệu (Phòng chỉ đạo phong trào); Phòng Huấn luyện; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài vụ – Kế toán; Phòng Quản trị – Hành chánh.

Các cơ sở nghiên cứu thực nghiệm, cận lâm sàng và lâm sàng:

  • Phòng thực nghiệm Y dược học dân tộc (gồm các tổ nghiên cứu và xưởng Pilot để nghiên cứu bào chế thuốc mẫu);

·         Các Khoa, phòng lâm sàng và cận lâm sàng gồm: Phòng khám đa khoa; Khoa dưỡng sinh; Khoa châm cứu và chích lễ; Khoa nội, Khoa ngọai, Khoa nhi; Khoa phụ; Khoa dinh dưỡng; Khoa xét nghiệm; Khoa điện quang; Khoa Dược.

·         Lớp Tuệ Tĩnh 2.

·         Một số vườn thuốc và nuôi động vật làm thuốc (6 vườn thuốc và 01 cơ sở nuôi Ong ở Lân Đồng).

Biên chế được giao: 320 người.

* Tháng 9/1976, lớp Kỹ thuật viên dược dân tộc đầu tiên (hệ Trung cấp tập trung) gồm 22 học viên do Viện đào tạo học tại cơ sở của Viện tại  số 170 Lý Thường Kiệt, Quận  Tân Bình. Bằng tốt nghiệp do Trường Trung học Kỹ thuật Y tế thành phố Hồ Chí Minh  cấp (Nay là nơi đào tạo hệ Trung cấp Dược thuộc Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh). Tháng 9/1977, Viện đào tạo lớp Y sĩ y học dân tộc khoá đầu tiên (niên học 1977 – 1980) và cả lớp Kỹ thuật viên dược dân tộc.

Từ đó về sau Viện là nơi góp phần đào tạo chính qui nguồn cán bộ trung cấp về y và dược dân tộc cho thành phố Hồ Chí Minh vào những năm miền Nammới được giải phóng. Đến khoảng năm 1985 thì tách ra thành ra khỏi Viện thành  nơi đào tạo Y sĩ  y dược dân tộc tại số 221B Hoàng Văn Thụ, Phú Nhuận do  BS. Bùi Chí Hiếu làm Hiệu trưởng. Ngày  nay là Trường Trung học y dược dân tộc  thuộc Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

* Ngày 13/10/1977, đồng chí Nguyễn Văm Quyền – Phó Viện trưởng ký quyết định số 178 QĐ/TC thành lập Ban quản lý cơ sở 275 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi): BS. Bùi Quang Hiền – Trưởng Khoa Châm cứu làm Trưởng ban và 02 Phó ban là  BS. Huỳnh Uyển Liên – Trưởng khoa Dưỡng sinh và BS.Võ Lệ Hồng – phụ trách Phòng khám đa khoa.

* Ngày 29/10/1977, Lương y  Lê Minh Xuân - Viện trưởng ký quyết định số 200 QĐ/TC thành lập Ban điều hành cơ sở điều trị nội trú tại số 179 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3,  do BS.Đỗ Hữu Định làm Trưởng ban; 03 Phó ban là đồng chí Lê Trí Đôn, Nguyễn Thị Thanh, Lê Thị Hồng Ái  làm Phó ban.

* Ngày 21/02/1978, Ông Vũ Đình Liệu - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ký Quyết định số 230 QĐ/UB về việc giao Bệnh viện Cơ Đốc- số 273 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Nay là đường Nguyễn Văn Trỗi, Phú Nhuận) thuộc Sở Y tế cho Viện Y Dược Học Dân Tộc thuộc Bộ Y tế làm Bệnh viện điều trị bằng thuốc dân tộc.

* Ngày 28/02/1978, Lương y Lê Minh Xuân – người Viện trưởng đầu tiên của Viện đã ký  quyết định số 40 QĐ/TCCB thành lập Ban tiếp nhận và xây dựng cơ sở  Bệnh viện Cơ Đốc của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giao cho Viện Y Dược Học Dân Tộc gồm có:

  • Trưởng ban:  Ông Nguyễn Văn Quyền – Viện phó.
  • Phó ban: BS. Bùi Chí Hiếu – Viện phó.
  • Ủy viên: BS.Nguyễn Ngọc Thuận – TP.Kế họach tổng hợp.
  • Ủy viên: BS.Ngô Tấn Thành – TP.Hành chánh quản trị.

·         Ủy viên: Ông Lê Quang Đăng – Cán bộ Phòng Hành chánh quản  trị.

Lúc bấy giờ Bệnh viện Cơ Đốc được tiếp quản với tình trạng xây dựng dỡ dang: tường chưa tô hoàn  chỉnh, nền nhà có nơi đã lát bằng đá mài, có nơi còn đầy gạch cát, không có phương tiện vật chất nào. Phía mặt tiền Viện còn hoang sơ với bãi Cỏ tranh và khu nghĩa địa. Đó là những ngày đầu tiếp quản Bệnh viện Cơ Đốc.

* Ngày 05/4/1979, Ông Lê Quang Chánh – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh  ký quyết định về việc tiếp nhận Bệnh viện Y Học Dân Tộc (Nay là Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh) thuộc Viện Y Dược Học Dân Tộc  trực thuộc Bộ Y tế tại số 179 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Theo quyết định này: toàn bộ cán bộ công nhân viên, cơ sở nhà cửa, máy móc, y dụng cụ, thuốc men, hóa chất…..của Bệnh viện Y Học Dân Tộc giao cho Sở Y tế quản lý để làm cơ sở kết hợp và thừa kế vốn y học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại để phục vụ nhân dân và cán bộ của thành phố.

Như vậy về mặt tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất của Viện có nhiều biến đổi; vị trí, chức năng nhiệm vụ của Viện cũng có sự thay đổi trong giai đoạn từ tháng 12/1975 đến tháng 4/1979.

* Ngày 17/8/1981, Ông Nguyễn Tăng Ấn – Thứ trưởng Bộ Y tế ký quyết định số 796 BYT/QĐ cho phép Viện Y Dược Học Dân Tộc được tổ chức hạch toán độc lập Phòng Thực nghiệm ; Xưởng sản xuất thử và Cơ sở nuôi Ong . Viện được sản xuất thuốc chữa bệnh cho Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh theo hợp đồng ký kết hàng năm.

* Ngày 09/11/1981, BS.Cát Huy Dương – Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ ký Quyết định số 1293 BYT/QĐ cử các cán bộ của Viện giữ chức vụ Trưởng, Phó Khoa phòng  của Viện Y Dược Học Dân Tộc,  gồm:

  • BS. Bùi Quang Hiền – Trưởng khoa Châm cứu.
  • BS. Hùynh Uyển Liên – Trưởng khoa Dưỡng sinh.
  • BS. Võ Lệ Hồng – Trưởng khoa Ngọai – Phụ.
  • BS. Trương Hoàng Giáp – Trưởng khoa X quang.
  • DS. Đặng Thị Thu Hằng – Trưởng khoa Dược.
  • BS. Nguyễn Liên Nga – Phó phòng khám đa khoa.
  • BS. Nguyễn Võ Hiến – Trưởng khoa Xét nghiệm.

* Ngày 10/9/1984, GS. Lương y Lê Minh Xuân – Viện trưởng Viện Y Dược Học Dân Tộc ký văn bản phân công trong Ban lãnh đạo Viện như sau:

  • BS. Tô Văn Sáng – Viện Phó thứ nhất: phụ trách công tác TCCB, chính trị tư tưởng, công tác Chỉ đạo phong trào và Thực nghiệm.
  • DS. Nguyễn Phúc Lâm – Viện Phó phụ trách Khối Hậu cần (Hành chánh quản trị, Tài vụ, Dược).

BS. Trần Văn Kỳ- Viện Phó phụ trách Khối chuyên môn, nghiên cứu khoa học, kế hoạch, trực tiếp phụ trách Y vụ, Khoa Nhi.


Bản đồ | Lộ trình | Lượt (4294) |  

Bệnh viện Y Học Dân Tộc
- Địa chỉ: 273-275-277 Nguyễn Văn Trỗi, P.10 Q.PN
- Điện thoại:(848)38443047 - (848)38422193 - Fax (848)38445954
- Website: www.vienydhdt.com.vn

Chùa Việt Nam Quốc Tự

- Địa chỉ: 244 đường 3 tháng 2 , phường 12, quận 10
Chùa Viên Giác

- Địa chỉ: Số 193 Bùi Thị Xuân - Phường 1 - Quận Tân Bình
Khu Công Viên Khánh Hội

- Địa chỉ: Đường Hoàng Diệu, Phường 5, Quận 4, TP.HCM
Bưu điện Trung tâm Sài Gòn

- Địa chỉ: 2 Công xã Paris, P. Bến Nghé,Q.1, tp. Hồ Chí Minh,
Dinh Độc Lập

- Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bến Thành, Hồ Chí Minh,
Nhà Hàng Chay Lá Tía Tô

- Địa chỉ: 01 Hoa Sứ, Phường 7, Quận Phú Nhuận
Nhà hàng Gà Nướng Pháp

- Địa chỉ: 400 Võ Văn Tần, P.5, Q.3, TP. Hồ Chí Minh
Nhà hàng Làng cua đồng

- Địa chỉ: 18A/3/A3 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường ĐaKao, Quận 1
Nhà Hàng Riêu Cá Chép

- Địa chỉ: 182 Nuyễn Văn Thủ, Q.1
Nhà hàng KemBUD´S Nguyễn Trãi

- Địa chỉ: 206B Nguyễn Trãi, Phường Phạm Ngũ Lão, Q1
Bánh Xèo Ăn Là Nghiền

- Địa chỉ: 54A Nguyễn Văn Trỗi, Phường 15, Quận Phú Nhuận
Cafe Du Miên

- Địa chỉ: 48/9A Hồ Biểu Chánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Tre Coffee

- Địa chỉ: B1 Phan Văn Trị, P. 7 , Quận Gò Vấp, TP. HCM
Cafe Aro

- Địa chỉ: 390/7 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10
Bar Lush

- Địa chỉ: Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
Cà phê Miền Đồng Thảo

- Địa chỉ: 221A Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Cafe Roman

- Địa chỉ: 126 Đặng Văn Ngữ, p14, quận Phú Nhuận - Hồ Chí Minh
Khu Du Lịch Một Thoáng Việt Nam

- Địa chỉ: Ấp Phú Bình, xã An Phú, Huyện Củ Chi
KIMDO - ROYAL CITY HOTEL

- Địa chỉ: 133 Nguyen Hue Ave., Dist.1
Khách sạn New World

- Địa chỉ: 76 phố Lê Lai , TP Hồ Chí Minh , Vietnam
Nhà khách Chính Phủ

- Địa chỉ: Lý Thái Tổ, Phường 1, Q 10
Khách Sạn Nhà Hàng Hồ Bơi Nắng Mai

- Địa chỉ: 455 Bình Quới, P.28, Q.Bình Thạnh
Khách sạn Family Inn

- Địa chỉ: 84A Bùi Thị Xuân, Quận 1,
Giới thiệu Gõlàđi | Liên hệ | Gõlàđi Trên Facebook
www.Goladi.com & www.Goladi.vn - Copyright (c) 2025 Quản lý bởi PMV Software - Công Viên Phần Mềm Quang Trung, Quận 12, TP.HCM, Việt Nam