Điều kiện địa hình, khí hậu và khả năng dung chứa đến 5 kiểu rừng là những yếu tố làm cho VQG Cát Tiên trở thành nơi “tập trung” các loài thực vật, động vật. Vườn là một dải kết nối giữa hai loại địa hình: Từ cao nguyên Nam Trường Sơn đến vùng đồng bằng Nam Bộ. Do đó rất giàu về tài nguyên đa dạng sinh học có hệ sinh thái rừng, hệ thực vật rừng, hệ động vật rừng đặc trưng cho hệ sinh thái Đông Nam Bộ
- Ngày 13/01/1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra quyết định số 08-CT thành lập Vườn Quốc gia Cát Tiên.
- Ngày 16/02/1998 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 38/1998/QĐ-TTg chuyển giao Vườn quốc gia Cát Tiên cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý với diện tích 73.878ha, trên cơ sở sát nhập VQG Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai, Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng và Khu bảo tồn thiên Tây Cát Tiên thuộc tỉnh Bình Phước.
- Ngày 10/11/2001, Cát Tiên được Uỷ ban UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới và là khu dữ trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam.
- Ngày 04/08/2005 Ban Thư ký Công ước Ramsar đã công nhận hệ đất ngập nước Bàu Sấu vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng 499 của quốc tế.
- Theo kết quả rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2006 của Phân viện điều tra qui hoạch rừng Nam Bộ, thì diện tích của Vườn quốc gia Cát Tiên hiện nay là 71.350ha